Phòng ngừa gian lận trong thi tốt nghiệp THPT
Trái ngược sự hồi phục của thị trường ô tô Việt Nam, phân khúc sedan hạng C tầm giá dưới 900 triệu đồng tiếp tục sụt giảm, doanh số nhiều mẫu mã từng hút khách hàng đầu phân khúc như Mazda3 tăng trưởng không đáng kể, trong khi KIA K3, Honda Civic lại "lao dốc".Như Thanh Niên đã phản ánh, cùng với cuộc đua giảm giá diễn ra rầm rộ trên thị trường ô tô Việt Nam, nhiều mẫu mã sedan hạng C như Mazda3, Kia K3, Hyundai Elantra, Honda Civic hay Toyota Corolla Altis…cũng được nhà sản xuất, phân phối áp dụng ưu đãi với mức giảm giá lên đến hàng chục triệu đồng trong tháng 2.2025.Dù vậy, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh nhất là áp lực đến từ các dòng ô tô gầm cao cỡ nhỏ khiến phân khúc sedan hạng C có tầm giá dưới 900 triệu đồng dù được ưu đãi, khuyến mãi… vẫn không thể duy trì được sức hút như trước đây. Chính vì vậy, bất chấp thị trường tiếp đà tăng trưởng, doanh số phân khúc sedan hạng C vẫn sụt giảm.Cụ thể, báo cáo bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng như TC Motor công bố mới đây cho thấy, trong tháng 2.2025, tổng doanh số bán ô tô sedan hạng C tầm giá dưới 900 triệu đồng đạt 503 xe giảm 31 xe, tương đương 5,9% so với tháng 1.2025 và chỉ nhiều hơn 10 xe, tương đương 2% so với cùng kỳ năm 2024. Kết quả này cho thấy, dòng sedan hạng C tầm giá dưới 900 triệu đồng đang đánh mất dần sức hút trong bối cảnh thị hiếu khách hàng đang thay đổi, chuyển dịch sang các dòng xe gầm cao.Trong số các mẫu xe thuộc phân khúc này, Mazda3 vẫn là cái tên được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn nhiều nhất. Theo đó, doanh số bán Mazda3 trong tháng 2.2025 đạt 238 xe, tăng 19 xe so với tháng đầu năm 2025. Đây cũng là tháng thứ hai liên tiếp lượng tiêu thụ Mazda3 tăng trưởng, qua đó đạt tổng lượng tiêu thụ gần 460 xe sau hai tháng đã qua của năm 2025. Không giống Mazda3, KIA K3 không còn duy trì được mạch tăng trưởng. Chỉ có 151 chiếc KIA K3 đến tay khách hàng trong tháng 2.2025, giảm 54 xe so với tháng 1.2025. Đây cũng là mẫu xe có mức sụt giảm doanh số lớn nhất phân khúc trong tháng 2 vừa qua. Hyundai Elantra tiếp tục xếp vị trí thứ 3 khi tìm lại đà tăng trưởng doanh số, dù vậy lượng xe bán ra chỉ nhiều hơn tháng trước đó 5 xe.Các mẫu mã nhập khẩu thuộc phân khúc này như Honda Civic, Toyota Corolla Altis vẫn xếp cuối bảng. Trong đó, Honda Civic bán được 42 xe, giảm 9 xe. Toyota Corolla Altis có cả phiên bản hybrid nhưng doanh số bán chỉ đạt 15 xe, tăng 8 xe. Dù vậy, kết quả này không đủ giúp Corolla Altis cải thiện vị trí trong cuộc đua doanh số phân khúc sedan hạng C. Thậm chí, Toyota Corolla Altis còn lọt top 10 ô tô bán ít nhất Việt Nam tháng 2.2025.Mức tăng trưởng "khiêm tốn" của một số mẫu mã như Mazda3, Hyundai Elantra hay Toyota Corolla Altis không đủ để bù đắp cho mức sụt giảm của KIA K3 hay Honda Civic là lý do khiến doanh số bán ô tô sedan hạng C chưa thể lấy lại nhịp tăng trưởng. Cộng dồn hai tháng đã qua của năm 2025, tổng doanh số bán ô tô sedan hạng C tầm giá dưới 900 triệu đồng đạt 1.037 xe, thấp hơn 365 xe, tương đương 26,1% so với cùng kỳ năm 2024.Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM) sử dụng 9 phương thức tuyển sinh năm 2024
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, Việt Nam không chủ động được nguồn cấp LNG, phụ thuộc vào nhập khẩu. Nhu cầu nhập khẩu LNG của Việt Nam sẽ tăng lên, việc nhập khẩu phải theo thông lệ quốc tế.
Đoàn Văn Hậu truyền cảm hứng bóng đá đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Đây là lần thứ hai hoạt động này được tổ chức Nhưng khác với năm trước, năm nay nhà trường đã để các bạn học sinh, sinh viên tự thiết kế mẫu sản phẩm và gửi tham gia cuộc thi thiết kế bao lì xì "Tết sum vầy, cùng sẻ chia".Hơn 100 mẫu thiết kế với đa dạng mẫu mã được các bạn học sinh, sinh viên gửi cho cuộc thi. Ban tổ chức đã sử dụng 3 mẫu đạt giải nhất, nhì, ba và 3 mẫu đạt giải khuyến khích để in 9.000 bao lì xì và bán với giá 2.000 đồng/phong bao. Số tiền lời sau khi bán được sẽ sử dụng để mua quà trao tặng cho các bạn học sinh nghèo, góp một phần nhỏ để các bạn có một cái tết ấm no, đủ đầy.Sau khi hoàn thiện, các sản phẩm được bán cho các học sinh, sinh viên, giáo viên và phụ huynh trong trường cùng những vị khách khác. Mỗi phong bao chỉ có giá 2.000 đồng nhưng lại chất chứa sự sẻ chia, ấm áp. Đây dự kiến sẽ là hoạt động thường niên của trường mỗi dịp cận tết để không chỉ tạo ra một hoạt động ý nghĩa mà còn là sân chơi cho các bạn trẻ thể hiện mình.
Kể từ khi nhậm chức vào ngày 20.1, Tổng thống Mỹ Donald Trump hầu như ngày nào cũng đe dọa đánh thuế lên một nước nào đó. Tương tự nhiệm kỳ 1 của ông Trump, thuế quan giờ đây lại trở thành món vũ khí kinh tế để ông đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại từ thương mại đến nhập cư, theo AFP.Trong số các nước bị ông Trump nhắc tên có cả đồng minh và đối tác thương mại lớn như Canada và Mexico, các đối thủ như Nga và Trung Quốc và các nền kinh tế nhỏ hơn Mỹ như Đan Mạch và Colombia.Mới đây nhất, chính quyền Mỹ hôm 26.1 công bố thuế suất và lệnh trừng phạt mới đối với Colombia vì nước này không nhận công dân bị trục xuất từ Mỹ. Tổng thống Colombia Gustavo Petro sau đó chấp nhận nhận về những người nhập cư bị trục xuất và Mỹ rút lại thuế suất.Theo tờ The Washington Post, nhiều tổng thống Mỹ liên tiếp đã tăng cường vận dụng sức mạnh kinh tế trong những thập niên qua nhưng chính quyền Tổng thống Trump nhiệm kỳ 2 đã đưa cách tiếp cận đó lên mức độ mới khi ông sẵn sàng nhắm đến các nước đồng minh vì những bất đồng chính sách thông thường, hay thậm chí vì những mong muốn liên quan chuyện lãnh thổ.Ông John Creamer, nhà ngoại giao kỳ cựu từng là Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, bình luận: "Đây là việc thi hành hung hăng sức mạnh kinh tế của Mỹ theo cách chúng tôi chưa từng thấy trong thời gian rất dài, ít nhất là từ thời hậu Thế chiến 2"."Không quá khó khăn để thấy rằng ông Trump đang tái định nghĩa chính sách đối ngoại của Mỹ. Trước đây, các tổng thống Mỹ sử dụng công cụ thương mại khi xử lý các vấn đề thương mại. Nhưng với tư cách là người đàm phán tối cao, tôi chắc là ông Trump đã tự hỏi 'Vì sao chúng ta không sử dụng tất cả công cụ để đảm bảo đạt được mục tiêu của mình?'", cựu trợ lý cấp cao Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng Juan Cruz nói với The Washington Post.Theo giới quan sát, còn quá sớm để khẳng định liệu cách tiếp cận của ông Trump có thành công hay không, nhưng ít nhất nó cho thấy nhà lãnh đạo không ngần ngại sử dụng công cụ này để đạt được điều ông muốn.Ông Eddy Acevedo, chánh văn phòng và là cố vấn cao cấp của Trung tâm Woodrow Wilson, viện nghiên cứu chính sách tại Washington D.C, cho biết Tổng thống Colombia Petro đã nhanh chóng nhận ra rằng Mỹ có nhiều đòn bẩy để mặc cả hơn so với Colombia và quyết định liều lĩnh của ông có thể gây thiệt hại cho đất nước. "Chỉ riêng năm ngoái, ông Petro không gây khó khăn gì khi nhận về 14.000 người Colombia bị trục xuất từ Mỹ", ông Acevedo cho biết thêm.Các cố vấn của ông Trump vui mừng vì Colombia đã xuống nước và cho rằng đó là bằng chứng của việc lãnh đạo Mỹ có thể tiếp tục cách tiếp cận trên để đạt được chiến thắng về chính sách. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc gây sức ép như trên có thể sẽ phản tác dụng, làm phơi bày một số mâu thuẫn trong mục tiêu chính sách của ông Trump.Canada, Mexico và Trung Quốc là 3 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, xuất khẩu hơn 2.000 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ sang Mỹ mỗi năm, chiếm khoảng 2/3 lượng nhập khẩu của Mỹ. Việc đánh thuế lên các nước này sẽ làm gia tăng giá cả, ảnh hưởng người tiêu dùng nội địa cũng như lời hứa kiểm soát lạm phát của ông Trump.Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, các quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ lo ngại việc lạm dụng trừng phạt kinh tế có thể khiến vũ khí này kém hiệu quả khi khuyến khích các nước thiết lập mạng lưới tài chính nằm ngoài sự kiểm soát của Mỹ. Việc cấm vận và thuế quan cũng sẽ khiến các đồng minh của Mỹ mạnh dạn hơn trong việc thắt chặt quan hệ kinh tế với đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, giúp họ bớt bị ảnh hưởng từ đòn đáp trả tài chính của Washington. "Chúng ta sẽ chờ xem liệu chiến thuật này có hiệu quả hay không. Một khi đã bóp cò, bạn phải chấp nhận hậu quả", cựu quan chức Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Caleb McCarry nói.
Giá vàng hôm nay 26.3.2024: Quay lại mức giá 80 triệu đồng/lượng
Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 16.2 tuyên bố sẵn sàng và sẵn lòng đưa binh sĩ Anh sang Ukraine để gìn giữ hòa bình nếu các bên đạt thỏa thuận chấm dứt chiến sự.Ngày 17.2, Đài phát thanh Thụy Điển dẫn lời Ngoại trưởng Maria Malmer Stenergard cho biết quốc gia Bắc Âu này cũng không loại trừ khả năng đưa quân sang Ukraine để gìn giữ hòa bình hậu chiến sự."Bây giờ, trước tiên chúng ta phải đàm phán cho một nền hòa bình công bằng và bền vững, tôn trọng luật quốc tế, tôn trọng Ukraine và trước hết là đảm bảo Nga không thể rút lui để xây dựng sức mạnh mới và tấn công Ukraine hay nước nào khác trong vài năm. Một khi chúng ta có hòa bình như vậy, chúng ta cần đảm bảo nó được duy trì và chính phủ không loại trừ bất cứ điều gì", bà Stenergard nói.Phát biểu của lãnh đạo Anh và nhà ngoại giao Thụy Điển được đưa ra khi các lãnh đạo châu Âu chuẩn bị họp khẩn tại Paris trong ngày 17.2 để bàn thảo kế hoạch tiếp theo cho Ukraine. Hội nghị được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi sau khi châu Âu không được mời tham gia bước đầu đối thoại về hòa bình Ukraine giữa Mỹ và Nga, đồng thời giới chức chính quyền Washington bắn tín hiệu rút bớt sự hỗ trợ an ninh cho châu Âu.Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và đại diện Nga dự kiến gặp nhau tại Ả Rập Xê Út trong ngày 17.2 để bắt đầu kế hoạch đàm phán. Theo AFP, ông Rubio vừa có mặt tại nước vùng Vịnh sau khi kết thúc chuyến thăm Israel.Mặt khác, Ukraine cũng không được mời dự đối thoại giữa Mỹ và Nga lần này dù ông Rubio nói Kyiv và châu Âu sau cùng sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán thực sự để chấm dứt xung đột. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 16.2 tuyên bố không bao giờ chấp nhận bất kỳ quyết định nào giữa Mỹ và Nga về kết quả đàm phán hòa bình nếu thiếu Ukraine.